• 58B Nguyễn Thị Thập, P. Bình Thuận, Quận 7, HCMChung cư Golden Star - villa số 4
  • T2 - T7 : 8:00 - 20:00 ( CN : 8:00 - 12:00 )CN xin đặt hẹn trước.
  • 090-923-1477028.666.00.919
  • nhakhoaminhhai@gmail.com

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG

Nhằm tránh sâu răng và duy trì tốt sức khoẻ răng miệng, chế độ dinh dưỡng của bạn – bạn ăn gì? Bạn thường hay ăn gì? – là. một yếu tố quan trọng. Vi khuẩn trong miệng chuyển hoá đường và carbohydrates từ thức ăn thành acid, và acid này sẽ tấn công men răng, bắt đầu quá trình sâu răng. Bạn càng ăn nhiều và số lần ăn trong ngày nhiều sẽ làm răng bạn tiếp xúc nhiều với acid, và quá trình sâu răng diễn ra nhiều hơn.

Chúng ta không thể nhịn ăn được. Vậy chúng ta nên ăn gì?

Nên : phô mai ( cheese ), thịt gà, hay các loại thịt khác, các loại hạt ( nuts ), và  sữa. Các loại thức ăn này sẽ cung cấp calci, phốt pho – cần cho việc tái khoáng men răng. Đối với bạn nào dị ứng lactose và không thể dùng sữa, thì rau xanh ( brocolli, cải bó xôi ) là cung cấp nhiều calci.

( TÁI KHOÁNG : tái tạo lại khoáng chất trong men răng đã bị mất đi do acid )

( KHỬ KHOÁNG : là khoáng chất trong men răng bị acid lấy đi -> men răng suy yếu > đổ vỡ -> lỗ sâu trên răng )

( SÂU RĂNG là do sự mất cân bằng giữa tái khoáng và khử khoáng, và quá trình khử khoáng mạnh hơn tái khoáng )

Một số lựa chọn khác : táo, lê, rau xanh. Chúng có nhiều nước, có thể làm loãng đường, làm tăng tiết nước bọt ( chải rửa bề mặt răng tốt hơn ). Những trái cây chua như cà chua, chanh chỉ nên ăn kèm trong bữa ăn chính nhằm mục đích giảm acid trong những trái cây này.

Không nên ăn : kẹo ( lolipop , kẹo cứng, kẹo bạc hà ), bánh ngọt , snack, chuối,  nho khô hay trái cây sấy khác. Những loại thức ăn này dễ dính răng, chứa nhiều đường -> cung cấp nguồn dưỡng chất cho vi khuẩn. Thuốc ho dạng si-rô chỉ dùng khi cần, kẹo ngọt cung cấp thức ăn cho vi khuẩn phát triển.

Chúng ta nên uống gi?

Tốt nhất : nước lọc, sữa, trà ko đường.

Hạn chế : nước chanh, coca, trà, cafe có đường.

Càng uống nước có đường nhiều trong ngày, vi khuẩn sẽ có nhiều năng lượng để hoạt động -> răng dễ bị sâu nhiều hơn.

Các sản phẩm thay thế đường hay không đường

Hiện nay có các sản phẩm thay thế đường ( sorbitol, isomalt, mannitol, erythriol ), chúng ngọt như đường nhưng không cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.

( Equal, Sunett Neotame – Newtame, sucralose – Splenda là một số sản phẩm thay thế đường )

Sản phẩm không đường thường được hiểu là sản phẩm trong quá trình chế biến không cho đường, nhưng các bạn đừng quên có những sản phẩm không đường vẫn ngọt vì bản thân chúng đã có sẵn đường ( đường tự nhiên ) , ví dụ : mật ong, đường lỏng ( trong làm bánh ), đường mía, syrup gạo,… Đường tự nhiên chứa hàm lượng calories giống đường và có thể gây sâu răng.

Trên bao bì sản phẩm có thành phần kết thúc bằng “ OSE “ – fructose, sucrose -> đường tự nhiên, thường nằm dưới dòng đường và carbohydrates.

Chewing gum tốt hay không?

Chewing gum không đường tốt cho răng vì : chúng giúp lấy thức ăn bám trên bề mặt răng, tăng tiết nước bọt -> tăng chải rửa, giảm lượng acid trong miệng. Một số gum còn giúp chống lại sâu răng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc nhai gum nếu có vấn đề về khớp thái dương hàm.

Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng : 

1./ Đánh răng 2 lần/ ngày sau khi ăn 30 – 60ph. Đánh răng thường xuyên.

2./ Dùng kem đánh răng có flouride.

3./ Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày. Bạn có thể đầu tư máy tăm nước để sử dụng lâu dài.

4./ Dùng nước súc miệng ít nhất 1 lần/ ngày ( Listerine, PS, nước muối sinh lý súc miệng, betadine màu xanh lá cây…. )

5./ Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần.

6./ Ăn đa dạng để duy trì sức khoẻ. Hạn chế thức ăn có đường, nếu bạn có ăn snack thì hãy chọn thức ăn có dinh dưỡng: phô mai ( cheese ), rau xanh, yogurt ko đường, táo.

Post comment